Bệnh cầu trùng ở gà là loại bệnh thường gặp và rất hay xuất hiện. Bệnh này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của gà. Do đó cần có các cách điều trị hợp lý cùng phòng tránh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng SV368.org tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh này cũng như cách chữa nhé.
Bệnh cầu trùng ở gà được hiểu như thế nào?
Bệnh cầu trùng ở gà hoặc các loại gia cầm là một bệnh ký sinh trùng truyền gây nhiễm vô cùng phổ biến. Thường được gây ra từ hai dạng ký sinh trùng đơn bào chính là Eimeria necatrix. Đây là một loại ký sinh trùng thường nằm ở ruột non. Và một loại ký sinh trùng mang tên Eimeria tenella thường nằm ở ruột già và manh tràng.
Bệnh này lây nhiễm vô cùng nhanh chóng và thường qua đường tiêu hóa. Gà khoảng từ 2 đến 8 tuần tuổi rất dễ bị dính. Đặc biệt về tỷ lệ mắc bệnh cầu trùng rất cao đối với tất cả các hình thức chăn nuôi. Tỉ lệ cao nhất là gà chăn thả.
Về nguyên nhân gây ra bệnh thì do nang cầu trùng rất khó tiêu diệt. Do đó khi phát triển thì sẽ lây lan rất nhanh. bệnh sẽ thường lây khi gà ăn thức ăn hoặc uống nước nhiễm cầu trùng.
Hậu quả bệnh cầu trùng ở gà là gì?
Khi mắc bệnh cầu trùng ở gà thì tỉ lệ chất khá thấp. Tuy nhiên khi gà bị nhiễm bệnh sẽ trở nên còi cọc. Đồng thời sẽ rất chậm lớn do gặp vấn đề về tiêu hóa. Đi kèm với đó là tổn thương tế bào các lớp biểu bì nên gây giảm hấp thụ các chất.
Gà khi nhiễm bệnh cũng suy giảm đi sức đề kháng. Kéo theo đó là phát triển thêm các mầm bệnh khác.
Theo thống kê, tỷ lệ tử vong vì mắc bệnh cầu trùng chiếm khoảng 20 đến 30%.
Một số triệu chứng của bệnh cầu trùng ở gà
Một số triệu chứng của bệnh cầu trùng ở gà rõ rệt nhất chính là chán ăn. Đồng thời gà sẽ khát nước và dấu hiệu đi lại không vững.
Đối với các chuyên gia thì bệnh cầu trùng thường sẽ chia làm 3 thể triệu chứng.
Ở thể cấp tính
Đối với thể này thì triệu chứng rõ nhất ở gà sẽ thường được biểu hiện chính là bỏ ăn, ít ăn, … Người của gà sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và khát nước. Gà khi mắc bệnh cũng rất khó để có thể đi lại.
Ở thể này thì gà cũng thường đi phân với bọt nâu đỏ hoặc bọt màu vàng. Sau đó có thể chuyển sang phân đỏ.
Gà khi ở thể cấp tính sẽ thường kém nhanh nhẹn, xanh xao, bơ phờ, yếu ớt. Sau khoảng 1 đến 2 tuần nhiễm bệnh gì gà sẽ có các biểu hiện như co giật. Theo thống kê thì tỷ lệ chết ở giai đoạn cấp tính chiếm khoảng 70 – 80% nếu người nuôi gà không cứu chữa kịp thời.
Ở thể mãn tính
Ở thể mãn tính thì bệnh sẽ thường xuất hiện ở gà khoảng 90 ngày tuổi. Nhưng thể này sẽ nhẹ hơn khi gà lớn lên. Sẽ có một số triệu chứng thể như sau:
- Gà thường đi phân sống hoặc tiêu chảy do thức ăn không được tiêu hóa kịp.
- Phân thường có màu đen hoặc có lẫn thêm máy.
- Gà sẽ thường xù lông, đi lại khó khăn, ốm yếu, ủ rõ mệt mỏi.
- Gây tổn thương nặng niêm mạc của ruột. Do đó quá trình trao đổi chất cũng bị ảnh hưởng gây hấp thụ thức ăn kém, chậm tăng trưởng.
Ở thể mang trùng
Thể mang trùng còn được gọi với cái tên khác là thể ẩn bệnh. Đây là một thể khá phức tạp và thường được phát hiện ở gài mái trưởng thành hoặc đẻ.
Ở thể này thì gà sẽ vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường và không bị tiêu chảy. Tuy nhiên tác hại lớn ở thể mang trùng chính là giảm sản lượng trứng. Theo ước tính thì có thể giảm từ 15 đến 20% nếu người nuôi gà không tìm ra nguyên nhân bệnh.
Các cách để điều trị bệnh cầu trùng ở gà
Chữa trị bệnh cầu trùng ở gà là điều cần thiết để gà có thể khỏe mạnh và phát triển. Tuy nhiên cần có phương pháp điều trị cùng loại thuốc phù hợp. Dưới đây, hãy cùng điểm qua một số cách mà bạn có thể tham khảo ngay nhé.
Cách chăm sóc gà
Để có thể phòng và chữa bệnh cầu trùng ở gà, thì người chăn nuôi có thể sử dụng thêm một số thuốc kháng sinh. Chẳng hạn như Five-Anticoc, Hado-Cầu trùng ruột non, Five-Anticoccid.A, Hado-Coccid, Five-Cox 2,5%, … Các loại thuốc khi sử dụng phải được pha chế theo các hướng dẫn trên bao bì. Để dùng hiệu quả nhất sẽ từ lúc gà khoảng 10 đến 12 ngày tuổi. Hoặc dùng lần 2 từ 20 đến 22 ngày tuổi.
Khi sử dụng thuốc có thể đi kèm cùng các vitamin tổng hợp, điện giải, chế phẩm sinh học, … Từ đó sẽ giúp tăng hấp thụ tiêu hóa, hấp thụ tốt thức ăn.
Một số chất tăng sức đề khoáng có thể kể đến như Five-Vit KC.Lyte, TW5-Multivit, Five-Enzym, Five-Gluco K&C, Hado-Gluco K&C, Hado-LacEnzym, B.Comlex KC, Cốm KC-BComlex.
Vệ sinh chuồng trại định kỳ
Để đảm bảo ký sinh trùng không sinh sôi. Cũng như gây ra bệnh cầu trùng ở gà thì người nuôi gia cầm nên vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Nên giữ chuồng luôn khô ráo và sạch sẽ.
Định kỳ thay đổi của chuồng. Trước khi làm chuồng thì chất độn phải khô ráo hoàn toàn và khử trùng với thuộc chuyên dụng.
Kết luận
Bệnh cầu trùng ở gà là một loại bệnh nguy hiểm và có thể gây chết gia cầm. Do đó cần tiến hành chữa bệnh và phòng tránh kịp thời. Hy vọng với những thông tin do SV368.org cung cấp ở bài viết đã giúp ích cho mọi người.